Hướng dẫn cách chọn vật liệu xây dựng tránh nhà bị nồm ẩm
Tại sao nhà bị nồm ẩm?
Hiện tượng nồm ẩm thường diễn ra ở miền Bắc, từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thời tiết có độ ẩm cao. Hơi nước ngưng tụ đọng lại trên bề mặt, gây ra tình trạng ẩm ướt khó chịu.
Sàn nhà trời nồm ẩm thường có hiện tượng “đổ mồ hôi”, đặc biệt là với sàn gạch, sàn đá hoa. Hiện tượng này gây mất vệ sinh, đồng thời cũng khiến dễ trơn trượt, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia chủ.
Nồm ẩm cũng ảnh hưởng đến các kết cấu xây dựng khác như trần, tường…, hoặc đọng lại trên bề mặt các đồ nội thất, vật dụng trong nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc dễ dàng sinh sôi và phát triển.
Xem thêm: Cách khử mùi nội thất khi trời nồm ẩm
Nồm là hiện tượng phổ biến từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch ở miền Bắc
Cách xây móng tránh nhà bị nồm ẩm
Vậy làm thế nào để tránh gặp tình trạng nhà bị nồm ẩm? Ngoài các cách khắc phục sàn nhà bị nồm bằng việc hạ đổ ẩm không khí trong nhà, bạn cũng có thể lưu ý tránh nồm cho ngôi nhà của mình ngay từ khi mới xây dựng.
Phần mặt nền là yếu tố quan trọng cần quan tâm nếu muốn tránh nồm ẩm cho nhà, vì đây là phần trực tiếp tiếp xúc và hút ẩm từ đất. Nồm ẩm trên nền nhà, hay hiện tượng “sàn nhà đổ mồ hôi” xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và mặt nền. Nhiệt độ mặt nền thấp hơn điểm sương trong không khí, khiến cho không khí gặp lạnh, ngưng tụ thành nước đọng trên bề mặt.
Để xây nền tránh nồm ẩm, bạn có thể tham khảo và áp dụng một trong những cách sau:
Sử dụng lớp xỉ than
Khi xây móng, sau khi lát lớp bê tông gạch vỡ, bạn có thể đổ cát vàng và xỉ than dày từ 20-25cm lên trên, nén chặt, sau đó lót vữa và lát sàn như bình thường. Lớp xỉ than có tác dụng giúp cách nhiệt để nhiệt độ chênh lệch giữa nền nhà và không khí không quá lớn.
Sử dụng lớp đệm không khí
Cách này cũng dựa trên nguyên lý không cho nhiệt độ lạnh truyền lên trên mặt sàn nhà, tránh nhà bị nồm ẩm. Khi áp dụng cách này, người ta dùng tấm lát bê tông lưới thép hoặc lát sàn gỗ kín bên trên một lớp đệm không khí dày khoảng 2cm. Bên dưới vẫn là lớp bê tông gạch vỡ và xi măng như trong cách xây nền truyền thống.
Sử dụng xốp EPS
Xốp EPS (polystyrene) cũng có tác dụng cách nhiệt. Để áp dụng cách này, lớp xốp cần dày khoảng 2-3cm.
Phần nền cách nhiệt giúp hạn chế tình trạng nồm trên sàn nhà
Cách chọn ván sàn tránh nhà bị nồm ẩm
Sau khi đã xây một lớp nền hoàn thiện, cách nhiệt tốt, bạn nên chọn thêm các loại vật liệu lát sàn có tính hút ẩm để ngăn hơi nước đong lại trên bề mặt.
Các loại vật liệu khuyên dùng thường là các loại ván sàn trơ với nước, có tính kháng nước hoặc có khả năng hút ẩm… Ví dụ như sàn đá công nghệ SPC, sàn nhựa tổng hợp, sàn gạch gốm bọt…
Sàn gỗ công nghiệp cũng là loại vật liệu được khuyên dùng để khắc phục sàn nhà nồm ẩm do tính chất hút ẩm của gỗ. Bạn nên kết hợp dùng sàn gỗ công nghiệp dày 8mm-12mm, lát kín trên lớp đệm không khí như đã trình bày ở phần trên. Cách kết hợp này sẽ giúp hạn chế tình trạng nồm ẩm tác động để phần mặt nền của công trình.
Tuy nhiên, khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp, cần lưu ý chọn loại có khả năng chịu ẩm tốt. Thông thường sau khi gỗ hút ẩm sẽ nở ra. Nếu sàn gỗ có mức độ trương nở quá lớn sẽ dễ gây ra tình trạng sàn nhà bị phồng, bị gợn các mép, cong vênh, hoặc gây kích chân tường…, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng và hiệu quả thẩm mỹ.
Để đánh giá khả năng chịu ẩm của sàn gỗ công nghiệp, cần căn cứ vào thông số độ trương nở sau 24h ngâm nước. Theo đó, độ trương nở càng thấp chứng tỏ sàn gỗ càng ít bị biến dạng khi ngấm ẩm. Tiêu chuẩn lưu hành của ván sàn công nghiệp thông thường từ 12% đến 18%. Trong đó một số loại sàn sẽ có khả năng chịu nước tốt hơn với độ trương nở dưới 8% như VASACO, Dongwha…
Nên chọn loại sàn gỗ công nghiệp có độ trương nở thấp để đảm bảo tính chịu ẩm tốt
Cách chọn tường tránh nhà bị nồm ẩm
Tường nhà bị ẩm cũng là vấn nạn khiến cho nhiều gia chủ đau đầu. Tường nhà ẩm ướt khiến lớp sơn dễ bị bong tróc, nấm mốc phát triển, gây mùi hôi và làm mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tường không được chống thấm hiệu quả. Các chất kết dính như keo, vữa xi măng không đảm bảo, khả năng kết dính không cao… Trong trường hợp này, bạn nên cải thiện chất lượng của vật tư, hoặc cân nhắc sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống ẩm như sơn chống thấm, ốp tường nhựa, ốp tường giả gỗ…
Cách chọn trần tránh nhà bị nồm ẩm
Cũng giống như tường, phần trần nhà bị nồm ẩm cũng có thể gây ra hiện tượng bong tróc, ảnh hưởng đến mĩ quan công trình. Đối với phần trần, bạn nên cân nhắc làm chống thấm cho mái nhà, hạn chế tình trạng nước mưa hay nước đọng lâu ngày trên mái. Bên cạnh đó, sử dụng các giải pháp xây trần thạch cao chống thấm cũng là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng nhà bị nồm ẩm hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên của Sàn Nhà Mình đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để hạn chế nồm ẩm cho phần nền, tường và trần nhà. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline hoặc ghé thăm Sàn Nhà Mình ở các showroom gần nhất.
Thông tin hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình
- Website: sannhaminh.com
- Hotline: 1900 0339
- Email: info@sannhaminh.com
- Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Showroom An Trạch: 1 An Trạch, Hà Nội
- Showroom Thanh Nhàn: 195B Thanh Nhàn, Hà Nội
- Showroom Văn Giang: 391 TT Văn Giang, Hưng Yên
Tham khảo thêm:
Bình luận Hướng dẫn cách chọn vật liệu xây dựng tránh nhà bị nồm ẩm
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm