Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp

24/09/2022
Nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình lắp đặt sàn gỗ. Đây là lần kiểm tra cuối cùng để đảm bảo việc lắp đặt không có sai sót gì và sàn gỗ đã sẵn sàng để sử dụng. Bạn đã biết nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp như thế nào là đúng cách chưa? Đọc ngay bài viết bên dưới để xem chi tiết quy trình chính xác nhất nhé!

Vì sao cần phải nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp?

Nghiệm thu là một công việc quan trọng trong quá trình thi công xây dựng và hoàn thiện nội thất. Khác với việc mua một món đồ hoàn thiện, việc nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp cần được tiến hành cẩn trọng, nhằm tránh trường hợp các công ty xây dựng với ít hoặc thiếu chuyên nghiệp có thể mắc nhiều lỗi sai trong khi thi công. 

Chính vì thế, nghiệm thu là quá trình cuối cùng để đảm bảo rằng không bất kỳ sai sót kỹ thuật nào xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ các tiêu chí dưới đây để không bỏ sót qua bất kỳ chi tiết nào trong khi thực hiện nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp.

Xem thêm: Lát sàn gỗ công nghiệp: Cẩm nang mọi điều cần biết

Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp

Nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp là bước cuối cùng sau khi lắp đặt

Quy trình nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp đúng cách

Vậy quy trình nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp đúng cách và chi tiết nhất là như thế nào? Cùng Sàn Nhà Mình tham khảo các bước sau nhé:

Kiểm tra độ phẳng của sàn gỗ

Đầu tiên, người tiêu dùng cần kiểm tra xem bề mặt sàn gỗ có hoàn toàn bằng phẳng hay không. Trong mọt số trường hợp khi thi công sai cách, không làm phẳng mặt nền, sử dụng sai xốp lót hoặc lỗi hèm khoá, sàn nhà có thể xuất hiện những mảng lồi lõm bất thường. Người tiêu cùng có thể kiểm tra độ phẳng bằng cách quan sát, hoặc sử dụng thước đo chuyên dụng kiểm tra các điểm mấp mô mà mắt thường không dễ thấy. 

Xem thêm: Tại sao cần sử dụng lớp lót khi thi công?

Kiểm tra bề mặt sàn gỗ

Tiếp theo, người tiêu dùng kiểm tra trên bề mặt sàn gỗ xem màu sắc có đồng nhất, đạt hiệu quả về thẩm mỹ chưa. Tuỳ theo những cách lát khác nhau có thể mang đến hiệu quả thị giác khác nhau. Sàn nhà đạt tiêu chuẩn sẽ phải đều màu, có sự chuyển màu mượt mà trên bề mặt, không sai màu. Nếu phát hiện sai sót cần kịp thời yêu cầu thợ xử lý.

Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp 1

Kiểm tra bề mặt sàn gỗ

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng nên kiểm tra kĩ xem bề mặt có bị trầy xước hay không? Trên thực tế, trong lúc thi công có thể để lại những vết xước do thợ sơ ý để dụng cụ va chạm mạnh với mặt nền. Điều này cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.

Kiểm tra khe hở

Đây là khâu kiểm tra quan trọng nhất. Thông thường, khi thi công người thợ sẽ để chừa lại một khoảng trống cỡ 10-15mm giữa sàn gỗ và mép tường để cho gỗ giãn nở khi thay đổi thời tiết. Hãy kiểm tra lại thật kĩ xem khoảng cách này có đạt tiêu chuẩn hay không. Nếu không, sai sót này sẽ dễ dẫn đến rất nhiều lỗi phát sinh như lệch hèm, hở hèm, cong vênh, xô lệch sàn gỗ trong khi sử dụng.

Xem thêm: 8 điều cần lưu ý khi thi công sàn gỗ công nghiệp

Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp 2

Kiểm tra các khe hở giữa các tấm ván

Kiểm tra phần phào nẹp

Người tiêu dùng hãy kiểm tra xem các gờ nối giữa phào nẹp có thẳng không hay bị cong. Đồng thời cần lưu ý đến màu của phào, nẹp có hài hoà với màu sàn gỗ hay không. Tuy chỉ là chi tiết nhỏ, song tính thẩm mỹ của phào nẹp cũng góp phần ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung của cả công trình.

Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp 3

Kiểm tra nẹp sàn gỗ, phào chân tường

Bên cạnh đó, không được để phần tiếp giáp giữa phào nẹp và ván công nghiệp bị hở ra. Nếu có khe hở xuất hiện thì có thể nguyên nhân là do sàn gỗ bị hụt hoặc phụ kiện nẹp bị cong. Các mối ghép nối hoặc bắn đinh nếu có không được để lộ, tránh làm làm mất mỹ quan của công trình.

Kiểm tra mức độ độ ổn định của sàn gỗ

Người tiêu dùng có thể đi lại trên sàn gỗ để kiểm tra xem có phát ra tiếng kêu hay có chỗ nào còn chưa chắc chắn. Lỗi kêu ọp ẹp khi đi lại chứng tỏ mặt nền hoặc hèm khoá đang có vấn đề. Nếu không kiểm tra kĩ phần này sẽ dễ dẫn tới những bất tiện không nhỏ trong quá trình sử dụng.

Kiểm tra các khu vực liên quan 

Đừng quên nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp ở các vị trí đặc biệt, tiếp giáo với các khu vực như ban công, cửa sổ và cửa phòng tắm, nhằm đảm bảo xem sàn gỗ công nghiệp có bị ảnh hưởng bởi nước hay ánh sáng mặt trời trực tiếp hay không. Nếu có, cần có biện pháp che chắn, khắc phục vởi chất lượng của sàn gỗ công nghiệp về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nước và ánh sáng.

Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp 4

Kiểm tra các khu vực gần cửa sổ, ban công và nhà tắm

Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sàn gỗ

Sau khi đã kiểm tra hoàn thiện, người tiêu dùng và đơn vị thi công tiến hành lập biên bản nghiệm thu và bàn giao sàn gỗ công nghiệp có đầy đủ các nội dung như sau:

  • Tên loại sàn gỗ công nghiệp
  • Xuất xứ của sàn gỗ
  • Số lượng sàn gỗ (tính theo hộp hoặc m2)
  • Thông số kỹ thuật của loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng
  • Thông tin đơn vị phân phối và thi công
  • Thời hạn bảo hành
  • Điều kiện được bảo hành
  • Các lỗi xảy ra nếu có
  • Cam kết sửa chữa và thời gian sửa chữa
  • Chữ ký của cả hai bên
  • Ngày tạo biên bản

Sau đó, mỗi bên sẽ giữ lại một bản nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp có nội dung giống nhau để làm cơ sở pháp lý cho các yêu cầu bảo hành, bảo trì sau này.

Cách xử lý khi nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp không đạt yêu cầu

Nếu trong quá trình nghiệm thu phát hiện có lỗi, sàn gỗ công nghiệp bị hỏng trong khi thi công hoặc không đảm bảo nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng có thể khiếu nại theo các bước sau:

  • Đối với các vấn đề do giao sai chủng loại, sai mã, sai màu sắc ván gỗ: Cần yêu cầu nhà phân phối giao lại đúng loại sàn gỗ công nghiệp và tiến hành lắp đặt thay thế.
  • Với các vấn đề lỗi phát sinh do nhà sản xuất như lỗi hèm, lỗi bề mặt: Người tiêu dùng yêu cầu nhà phân phối thay mới các tấm ván sàn đạt tiêu chuẩn.
  • Với các lỗi do bên lắp đặt như không làm phẳng mặt nền, không trải xốp lót, không chừa khoảng cách giãn nở: cần yêu cầu đội thợ khắc phục, thi công lại.
  • Sau nhiều lần sửa chữa, nếu công trình vẫn chưa hoàn thiện, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đền bù hoặc thương lượng các giải pháp khắc phục khác.

Cần lưu ý kiểm tra thật kĩ các nội dung trước khi kí nghiệm thu để đảm bảo quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng nhé!

Tóm lại, biết được cách nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng gia chủ sẽ có một công trình hoàn thiện về mặt sử dụng, vẻ đẹp và tuổi thọ. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về việc nghiệm thu trong quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp trong hiện tại hoặc thời gian sắp tới.

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline 1900 0339 hoặc ghé thăm Sàn Nhà Mình tại các cơ sở gần nhất.

Thông tin hệ thống cửa hàng Sàn Nhà Mình:

  • Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
  • Showroom Cát Linh: 30A Cát Linh, Hà Nội
  • Showroom An Trạch: 1 An Trạch, Hà Nội
  • Showroom Thanh Nhàn: 195B Thanh Nhàn, Hà Nội
  • Showroom Ecopark: 145A Thủy Nguyên, KĐT Ecopark, Hưng Yên
  • Facebook: Sàn Nhà Mình
  • Hotline : 1900 0339

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Bình luận Hướng dẫn nghiệm thu sàn gỗ công nghiệp

0bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04258 sec| 929.133 kb