Lầm tưởng về sàn gỗ công nghiệp: Mỏng là dễ cong vênh?
Độ dày phổ biến của sàn gỗ công nghiệp
Ván sàn công nghiệp được sản xuất bằng cách xay nhỏ cành cây, thân cây thành bột; sau đó trộn lớp bột gỗ này với các chất phụ gia kết dính, rồi đem ép thành tấm ván dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Để cho ra thành phẩm, tấm ván khổ rộng này sẽ được ép thêm các lớp bề mặt, lớp phủ bảo vệ, lớp đế lót; gọt hèm khoá và cắt thành các tấm ván sàn với kích thước nhỏ hơn.
Xem thêm: Giải đáp A-Z về chất lượng sàn gỗ công nghiệp nào tốt nhất
Độ dày phổ biến của sàn gỗ công nghiệp thường là 8mm hoặc 12mm. Cá biệt hơn, một số loại sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu có thể dày 10mm hoặc 14mm. Trong đó, ván sàn 12mm thường được khuyên dùng cho các công trình có mức độ đi lại cao, thường xuyên kê vật nặng, hay những nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt nền đất như tầng trệt. Ván sàn 8mm phù hợp sử dụng cho công trình nhà chung cư, nhà ở dân dụng, lầu cao hoặc những không gian có mức độ đi lại thấp.
Ván sàn công nghiệp có độ dày phổ biến là 8mm và 12mm
Như vậy, có thể kết luận: Độ dày 8mm là độ dày tiêu chuẩn tối thiểu thường gặp đối với ván sàn công nghiệp. Độ dày này đảm bảo cho sàn gỗ sử dụng bền bỉ mà không lo bị tác động hay cong vênh, với điều kiện sàn gỗ được sử dụng đúng mục đích và bảo dưỡng đúng kĩ thuật.
Xem thêm: Cách chọn kích thước ván sàn phù hợp cho từng công trình
Nguyên nhân khiến sàn gỗ công nghiệp bị cong vênh
Trên thực tế, nhiều loại ván sàn có độ dày lớn hơn như 12mm, 14mm vẫn có thể bị cong vênh. Nguyên nhân này đến từ đâu?
Do chất lượng cốt ván không đảm bảo
Như đã trình bày ở trên, sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo từ các sợi gỗ, ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra tấm gỗ. Mật độ các sợi gỗ có trong lớp lõi ván (hay còn gọi là tỷ trọng ván) có ảnh hưởng quyết định tới độ bền, độ cứng, khả năng chịu lực của sàn gỗ công nghiệp.
Theo tiêu chuẩn, ván sàn công nghiệp phải là ván sợi mật độ cao HDF, có tỷ trọng trên 800 kg/m3. Tiêu chỉ này giúp ván gỗ có khả năng chịu tải trọng, phù hợp với nhu cầu lát sàn đi lại. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều loại ván sàn công nghiệp giá rẻ, kém chất lượng đã không đảm bảo được chỉ tiêu này, mà chỉ sử dụng ván sợi mật độ trung bình MDF (tỷ trọng dưới 800 kg/m3) để làm lớp cốt ván.
Điều này khiến ván sàn chịu lực kém hơn, có khả năng bị cong vênh, dễ gãy nếu tác động lực hoặc thi công sai kĩ thuật.
Các loại sàn công nghiệp phân phối bởi Sàn Nhà Mình đều có tỷ trọng cao, từ 850 kg/m3 đến 910 kg/m3, cao hơn khoảng 10% so với mức trung bình trên thị trường.
Do khả năng chịu ẩm kém
Nguyên nhân chính khiến sàn gỗ bị cong vênh, cong mép dù không có lực tác động đó là do sàn chịu ẩm kém, sàn ngấm nước và bị nở ra, dẫn đến các mép sàn bị kích và cong vênh.
Ván sàn chịu ẩm kém thường bị cong vênh khi tiếp xúc trong môi trường ẩm
Đây là hiện trạng rất thường gặp trong mùa mưa, mùa nồm ẩm nếu gia chủ chọn phải loại sàn kém chất lượng. Mức độ biến dạng (thay đổi kích thước) của sàn gỗ công nghiệp khi tiếp xúc với nước được đánh giá theo thông số độ trương nở sau 24h ngâm nước. Theo đó, độ trương nở càng thấp thì sàn gỗ càng ít bị biến dạng, nghĩa là ít khả năng bị cong vênh nếu gặp môi trường ẩm.
Để đo thông số này, người ta tiến hành ngâm mẫu gỗ vào nước trong phòng thí nghiệm. Sau 24h vớt ra và đo lại kích thước. Mức độ trương nở theo tiêu chuẩn lưu hành của sàn gỗ thông thường là từ 12% đến dưới 18%. Nếu cần tìm loại ván sàn công nghiệp chịu nước tốt, bạn nên lựa chọn những loại có độ trương nở thấp hơn.
Các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp phân phối bởi Sàn Nhà Mình như VASACO, Dongwha đều có mức độ trương nở thấp, dưới 8%, khả năng chịu nước cấp độ 4, đảm bảo sử dụng ổn định trong điều kiện môi trường nồm ẩm.
Xem thêm: Sàn gỗ cốt xanh chống ẩm: Đừng để tiền mất tật mang
Có phải sàn gỗ công nghiệp càng mỏng sẽ càng dễ cong vênh?
Với ván sàn công nghiệp có độ dày tối thiểu 8mm, nếu chọn đúng loại ván sàn chất lượng tốt, có độ trương nở tiêu chuẩn thì sẽ rất hạn chế tình trạng bị cong vênh. Cong vênh thường xảy ra khi sàn gỗ bị ẩm, bị ngấm nước lâu ngày, không phải do nguyên nhân ván sàn dày hay mỏng.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn các loại ván sàn giá rẻ, kém chất lượng, không đảm bảo độ dày và tỷ trọng cốt gỗ tối thiểu thì hiện tượng cong vênh, hoặc thậm chí nứt gãy rất dễ xảy ra. Do đó, để hạn chế tình trạng ván sàn cong vênh sau khi sử dụng, bạn cần lưu ý đến các tiêu chí:
- Tỷ trọng của cốt gỗ
- Độ trương nở sau 24h ngâm nước
Nếu các tiêu chí này đều nằm trong giới hạn đảm bảo thì bạn có thể thoải mái chọn loại sàn 8mm hoặc 12mm tuỳ theo nhu cầu và không gian sử dụng của mình.
Cần quan tâm đến độ trương nở của ván sàn khi đánh giá về khả năng cong vênh
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được lầm tưởng “sàn càng mỏng càng dễ cong vênh”. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline hoặc ghé thăm Sàn Nhà Mình tại các showroom gần nhất.
Thông tin hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình
- Website: sannhaminh.com
- Hotline: 1900 0339
- Email: info@sannhaminh.com
- Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Showroom An Trạch: 1 An Trạch, Hà Nội
- Showroom Thanh Nhàn: 195B Thanh Nhàn, Hà Nội
- Showroom Văn Giang: 391 TT Văn Giang, Hưng Yên
Tham khảo thêm:
Bình luận Lầm tưởng về sàn gỗ công nghiệp: Mỏng là dễ cong vênh?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm