Phân biệt sàn gỗ nghệ thuật và cách bảo dưỡng chi tiết
Phân biệt sàn gỗ nghệ thuật với các loại sàn gỗ khác
Về bản chất, sàn gỗ nghệ thuật có cấu tạo từ các lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng. Đáy của sàn gỗ nghệ thuật là plywood (một loại ván dán được ép từ những lớp gỗ tự nhiên xếp xen kẽ vuông góc với nhau theo chiều vân gỗ). Phần bề mặt của sàn gỗ nghệ thuật là những lớp veneer tự nhiên lạng mỏng, được xếp theo thiết kế để tạo nên những hoa văn đẹp mắt.
Sàn nghệ thuật được cấu tạo từ các lớp gỗ tự nhiên
Do có cấu tạo đặc biệt như vậy, nên sàn nghệ thuật cải thiện được nhiều nhược điểm vốn có của gỗ tự nhiên. Có thể kế đến như: sàn nghệ thuật ổn định hơn khi gặp môi trường ẩm, ít co ngót, giãn nở, cong vênh hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Đặc điểm này có được là do khi xếp chồng các lớp gỗ lạng mỏng lên nhau sẽ hạn chế được khả năng thay đổi kích thước của gỗ khi gặp môi trường ẩm.
Nhưng do vẫn được cấu tạo nên từ gỗ, nên sàn nghệ thuật (cũng như sàn gỗ tự nhiên) được khuyên dùng trong các khu vực không thường xuyên tiếp xúc với nước. Sàn nghệ thuật cũng có khả năng bị hỏng, bị mối mọt xâm hại nếu được lát trong khu vực không phù hợp.
Xem thêm: Tổng quan mọi điều cần biết về sàn nghệ thuật
Nếu bạn cần một loại ván sàn có khả năng “trơ” với nước, Sàn Nhà Mình khuyên bạn nên cân nhắc các loại vật liệu giả gỗ (sàn gạch, sàn nhựa giả gỗ, sàn đá công nghệ SPC vân gỗ…) hoặc sàn gỗ đã qua xử lý nhiệt để làm biến đổi các tính chất của gỗ theo hướng có lợi hơn khi sử dụng (sàn gỗ biến tính)
Xét theo hình dạng bên ngoài, bạn có thể dễ dàng phân biệt được sàn nghệ thuật nhờ vào hoa văn đẹp mắt trên bề mặt sàn. Khác với các loại sàn gỗ phổ thông thường có sự đồng nhất về màu sắc, kích thước giữa các tấm ván, dẫn đến việc khi lát hoàn thiện sẽ tạo nên một mặt nền tương đối liền mạch; thì sàn nghệ thuật lại có sự khác biệt về màu sắc, kích thước và thậm chí cả hình dạng giữa các tấm ván. Không khó để bắt gặp những tấm ván nghệ thuật có dạng hình vuông, hình thoi, hình đa giác, hình uốn lượn… Chính sự phong phú, không theo quy chuẩn này giúp sàn nghệ thuật mang vẻ đẹp riêng, tạo điểm nhấn ấn tượng sau khi lát xong.
Sàn nghệ thuật có vẻ ngoài ấn tượng, dễ nhận biết
Mỗi mẫu sàn nghệ thuật đều có một thiết kế riêng. Trong đó có những mẫu sàn có nhiều kiểu lát, mỗi kiểu lát lại cho ra một dạng hoa văn khác nhau, tùy theo ý đồ và sở thích của gia chủ.
Đây cũng tạo nên sự khác biệt của sàn nghệ thuật với các loại sàn gỗ khác. Với sàn nghệ thuật, bạn có thể tự do thể hiện sức sáng tạo và phong cách riêng của mình.
Cách bảo dưỡng sàn gỗ nghệ thuật
Do có cấu tạo chính từ gỗ tự nhiên, nên cách bảo dưỡng sàn nghệ thuật cũng giống với sàn gỗ tự nhiên. Bạn nên tránh để sàn thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất lỏng để tăng tuổi thọ sử dụng cho sàn.
Bạn cần khảo sát kĩ bề mặt nền trước khi quyết định lắp sàn nghệ thuật. Dù loại sàn này thường được khớp nối bởi hệ thống mộng hèm khá nhanh và đơn giản, có thể lát trên tất cả các bề mặt phẳng, tuy nhiên vẫn cần khảo sát mặt nền kĩ lưỡng để tránh trường hợp lát sàn trong khu vực có tổ mối nằm dưới lòng đất.
Ngoài ra, bạn cũng nên lau dầu định kì để bảo dưỡng cho sàn, giữ cho bề mặt của sàn luôn được bóng đẹp. Tần suất khuyên dùng thường là từ 3-5 năm/ lần.
Vệ sinh sàn nghệ thuật tương tự như sàn gỗ tự nhiên
Để sàn gỗ luôn giữ được vẻ đẹp và tăng tuổi thọ sử dụng, hãy vệ sinh sàn đúng cách theo những bước sau đây:
- Lau chùi hoặc hút bụi hàng ngày, sử dụng khăn lau mềm, chổi, cây lau nhà hoặc máy hút bụi.
- Khi lau nhà cần phải vắt sạch nước. Tranh để nước rơi và thấm xuống nền nhà.
- Kịp thời lau khô khi đổ nước ra sàn. Luôn giữ sàn khô ráo để tăng độ bền và tuổi thọ sản phẩm.
- Hạn chế dùng xà phòng, các hóa chất tẩy rửa đậm đặc để làu chùi.
- Nên kéo rèm cửa, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp làm bay màu sàn nhà.
- Tránh để vật nhọn tiếp xúc với sàn nhà. Không kéo lê đồ đạc trên sàn, tránh gây ra trầy xước.
Hy vọng bài viết trên đây của Sàn Nhà Mình đã phần nào giúp bạn trả lời được những câu hỏi về cách phân biệt và bảo dưỡng sàn gỗ nghệ thuật. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Sàn Nhà Mình hoặc ghé thăm showroom gần nhất.
Thông tin hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình
- Website: sannhaminh.com
- Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Showroom Văn Giang: 391 TT Văn Giang, Hưng Yên
Xem thêm:
Bình luận Phân biệt sàn gỗ nghệ thuật và cách bảo dưỡng chi tiết
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm