4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật

05/11/2021
Những kiểu sàn gỗ, sàn đá hoa văn bình thường tuy có giá trị ứng dụng cao, mẫu mã đẹp mắt, phù hợp nhiều thị hiếu, tuy vậy lại không thể hiện được chất riêng của gia chủ. Với những không gian yêu cầu phải tạo được ấn tượng độc đáo, tôn vinh những giá trị độc bản hay thể hiện phong cách riêng khác biệt, thì những loại sàn gỗ thông thường không thế đáp ứng. Sàn gỗ nghệ thuật được ra đời với nhiệm vụ tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho không gian. Đồng thời thể hiện một phần cá tính cũng như dấu ấn riêng của chủ nhân.

Sàn gỗ nghệ thuật là gì?

Sàn gỗ nghệ thuật đã xuất hiện từ thế kỉ 17 trong những cung điện xa hoa tại Versailles, Pháp. Ban đầu, sàn nghệ thuật được tạo thành từ những thanh gỗ nguyên thanh ghép lại, tạo nên những kiểu hoa văn trang trí cầu kì, phô diễn sự bề thế, sang trọng cùng gu thẩm mỹ tinh tế, tỉ mỉ của gia đình hoàng gia và giới quý tộc Pháp.

Ngày nay, sàn nghệ thuật được tạo ra từ lớp veneer ghép hình trang trí phủ trên bề mặt. Đáy của loại sàn này là các tấm plywood (ván dán). Do cả plywood và veneer đều là những lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng, nên có thể nói về bản chất của sàn nghệ thuật chính là gỗ tự nhiên được cắt gọt, ghép nối cầu kì, tạo ra những lớp hoa văn đẹp mắt và phạm vi sáng tạo không giới hạn.

Xem thêm: Tổng quan mọi điều cần biết về sàn gỗ nghệ thuật

Những loại gỗ được dùng làm sàn nghệ thuật thường là các loại gỗ cứng như sồi trắng, gỗ tếch, gỗ thích, óc chó…

4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật

4 ưu điểm của sàn gỗ nghệ thuật

Tại sao sàn nghệ thuật lại được giới thượng lưu ưa chuộng, “góp mặt” trong những công trình sang trọng và đòi hỏi sự cầu kì trong thẩm mỹ? 4 ưu điểm nổi bật của loại sàn này có thể kể đến như sau:

Vẻ đẹp hoàn hảo đậm chất nghệ thuật

Những hoa văn trang trí trên bề mặt sàn nghệ thuật được tạo ra bằng cách ghép những loại gỗ, màu gỗ khác nhau. Do đó, không có phạm vi giới hạn cho những mẫu thiết kế đầy tính sáng tạo này. Mỗi một loại sàn nghệ thuật có thể mang những hoa văn trang trí khác nhau tùy theo ý đồ của chủ nhân và phù hợp với nhiều không gian ứng dụng.

Việc sáng tạo ra những chi tiết trang trí này là một công việc mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi gu thẩm mỹ tinh tế, sự tỉ mỉ và đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Chính bởi lý do đó, sàn nghệ thuật là “tấm gương” phản ánh chất gu riêng, phong cách cá nhân, tạo nên dấu ấn ấn tượng cho không gian.

4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật 1

Đa dạng trong ứng dụng

Không những có thể thoải mái sáng tạo trên hoa văn bề mặt để tạo ra nhiều mẫu sàn khác nhau, mà các ứng dụng, các cách lát sàn nghệ thuật cũng rất đa dạng và mang lại hiệu ứng thị giác phong phú. Bằng cách phối hợp nhiều màu gỗ, vân gỗ của các loại sàn nghệ thuật sẽ tạo ra những sắc độ sáng tối khác nhau, mang lại chiều sâu và điểm nhấn cho không gian. Những họa tiết trên bề mặt sàn nghệ thuật cũng được ứng dụng để giúp không gian trở nên rộng hơn hay sâu hơn tùy theo ý đồ thiết kế. Khi kết hợp sàn gỗ nghệ thuật cùng các kiểu lát sàn độc đáo như lát xương cá cũng có thể tạo ra hiệu quả tốt về mặt thị giác.  

Sản xuất theo công nghệ cao

Để sản xuất sàn nghệ thuật người ta cần phải đảm bảo độ chính xác cao, giúp các tấm gỗ có thể khớp với nhau một cách hoàn hảo, tạo ra hoa văn đẹp mắt. Các loại máy móc, hay các công đoạn thực hiện thủ công đều phải tỉ mỉ, đảm bảo sai số ở mức nhỏ nhất. Trước khi gia công hoàn thiện và giao tới khách hàng, sàn nghệ thuật phải trải qua quá trình kiếm soát chất lượng chặt chẽ, căn chỉnh để đảm bảo tỷ lệ tối ưu, tránh những phát sinh không mong muốn và sự sai lệch giữa thiết kế so với thực tế.

4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật 2

Độ bền vượt trội

Do được cấu tạo từ plywood và lớp veneer gỗ tự nhiên, nên sàn nghệ thuật có nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền và tính ổn định. Loại sàn này ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, ít cong vênh, co ngót khi gặp thay đổi về môi trường, độ ẩm.

Các loại gỗ cấu tạo nên sàn nghệ thuật đều là các nhóm gỗ cứng. Do đó sàn nghệ thuật có độ bền khá cao. Bên cạnh đó, việc lắp đặt, hoàn thiện sàn nghệ thuật cũng tương đối dễ dàng do có hệ thống mộng hèm được gia công chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt.

Lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ nghệ thuật

Sàn nghệ thuật có nhiều điểm khá giống với sàn gỗ kĩ thuật, do đó quá trình và những lưu ý khi lắp đặt cũng tương đồng với nhau. Để lắp đặt sàn nghệ thuật cần lưu ý những điểm sau:

Không gian lắp đặt sàn gỗ nghệ thuật

Sàn nghệ thuật có thể ứng dụng trong bất kì không gian nào, từ nhà ở cho đến các công trình công cộng, khách sạn, viện bảo tang, trung tâm thương mại, quán café, showroom… Để phô diễn hết vẻ đẹp của sàn ghệ thuật, bạn nên lắp đặt sàn trên diện tích rộng. Loại sàn này cũng có thể ứng dụng để ốp trần, trang trí tường hay vách ngăn.

Cũng giống như những loại sàn khác, bạn nên vận chuyển sàn nghệ thuật và để ngoài không gian trước khi lắp đặt ít nhất 24h để sàn gỗ kịp thích ứng với môi trường xung quanh và bay bớt các chất có hại.

4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật 3

Bề mặt lắp đặt sàn gỗ nghệ thuật

Có thể lắp đặt sàn nghệ thuật trên các bề mặt phẳng, chưa lát hoặc đã từng lát loại vật liệu khác, như nền gạch men, nhựa vynil, sàn bê tông, sàn gỗ lát sẵn hoặc lắp đặt trên hệ thống sưởi… Bạn có thể lát toàn bộ sàn nghệ thuật, hoặc chỉ ứng dụng sàn nghệ thuật để làm điểm nhấn, tạo ấn tượng về thị giác và vẻ đẹp thẩm mỹ cho toàn bộ không gian.

  • Lát sàn trên nền bê tông

Để đảm bảo có thể lát sàn nghệ thuật trên nền bê tông, thì lớp bê tông cần có độ dày tối thiểu 4cm và đáp ứng các tiêu chuẩn về yêu cầu xây dựng.

Đối với các công trình lắp đặt ở tầng trệt hoặc tầng hầm, cần xử lý chống thấm kỹ càng để hơi nước không thể xâm nhập lên sàn gỗ.

Sàn nghệ thuật có thể được lát ở cả tầng hầm, tầng trệt và các tầng cao của tòa nhà. Trước khi lắp đặt cần có thời gian chờ nền bê tông khô hẳn, thông thường là tối thiểu 6 tuần. Với trần và sàn nhà ở các tầng cao, nền bê tông yêu cầu thời gian khô lâu hơn. Bên cạnh đó, thời gian này cũng có sự thay đổi tùy theo hỗ hợp bê tông và môi trường thi công.

4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật 4

  • Lát sàn nghệ thuật trên sàn lót gỗ

Người ta thường lắp đặt sàn gỗ nghệ thuật trên ván dăm định hướng OSB hoặc ván dán (plywood). Các loại ván này cần yêu cầu có cấu trúc vững chắc, dày tối thiểu 2cm (kể cả trường hợp lắp đặt trên khung dầm sàn). Trước khi lắp đặt cần kiểm tra độ ẩm của lớp sàn lót để đảm bảo khô ráo. Trong đó độ ẩm gỗ không nên vượt quá 14%.

Trong trường hợp sàn lót có độ dày dưới 2cm, cần phải có có một lớp sàn lót nữa để gia cố nhằm đảm bảo độ chắc chắn và ổn định. Độ dày lớp lót dao động từ 0,8 đến 2,5cm).

Các tấm ván lót sàn cần được cố định bằng cách ghim, đóng đinh, dùng keo dán hoặc ghép mộng hèm một cách chắc chắn, tránh bị xô lệch khi lắp đặt.

  • Lát sàn gỗ nghệ thuật trên hệ thống sưởi

Một số công trình hiện đại thường có hệ thống sưởi ở dưới sàn nhà, thường gặp ở các nước phương tây hoặc các nước có khí hậu lạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc… Có thể lắp đặt sàn nghệ thuật bên trên hệ thống sưởi khi nhiệt độ dưới 30 độ C. Trước khi lắp, cần vận hành hệ thống với công suất tối đa để sấy khô hoàn toàn độ ẩm còn lại từ lớp bề mặt phủ xi măng. Đồng thời loại bỏ những vật cản, điểm gờ cao trên 0,6cm/ trung bình 3m mặt sàn, cùng bụi bẩn, keo, sơn, chất kết dính, sáp, dầu mỡ… trước khi lắp đặt.

Thông tin hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình

  • Website: sannhaminh.com
  • Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
  • Showroom Văn Giang: 391 TT Văn Giang, Hưng Yên

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Bình luận 4 lý do không thể bỏ qua sàn gỗ nghệ thuật

0bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04192 sec| 921.578 kb