So sánh gỗ cứng, gỗ mềm & ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ

12/11/2021
Khác với sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo từ các sợi gỗ, được ép dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành lớp cốt ván, thì sàn gỗ tự nhiên được sản xuất trực tiếp từ những cây gỗ, khối gỗ thịt trong tự nhiên. Trong khi đó sàn gỗ kỹ thuật, sàn gỗ nghệ thuật lại được cấu thành từ các lớp ván dán plywood và veneer, về bản chất đây là những lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng. Vậy các loại gỗ khác nhau được ứng dụng như thế nào để sản xuất ra sàn gỗ? Hãy cùng Sàn Nhà Mình tìm hiểu về gỗ cứng, gỗ mềm và ứng dụng cụ thể của chúng trong ngành hàng này nhé.

Phân biệt gỗ cứng và gỗ mềm

Theo cách hiểu thông thường, người ta thường hiểu “gỗ cứng” là các loại gỗ có độ cứng cao, còn “gỗ mềm” là các loại gỗ có độ cứng thấp. Điều này tuy đúng trong đa số trường hợp nhưng không phải lúc nào cũng là tuyệt đối chính xác. Chẳng hạn như cây thủy tùng là một loại gỗ tương đối cứng được xếp vào nhóm “gỗ mềm”. Hay gỗ Balsa lại khá mềm dù được xếp vào trong nhóm gỗ cứng. Vây đâu là tiêu chí để phân biệt 2 nhóm gỗ này?

Gỗ cứng là gì?

Gỗ cứng là gỗ từ cây hạt kín, có hai phôi, tạo hạt có vỏ cứng bọc ngoài hoặc hạt nằm trong quả. Đến thời kì sinh sản, cây sẽ ra hoa. Sau khi hoa được thụ phấn, cây sẽ hình thành quả hạch và hạt. Cây gỗ cứng là loài cây rụng lá, có lá rộng, phẳng, và thường phát triển chậm hơn các cây gỗ mềm. Trong thân cây có các ống mạch dẫn nước, khi quan sắt lát cắt ngang sẽ nhìn thấy những lỗ rỗng. Chính những lỗ rỗng này là yếu tố hình thành nên những đường vân và làm cấu trúc gỗ thường dày đặc hơn.

Một số cây gỗ cứng thường dùng để sản xuất sàn tự nhiên có thể kể đến như sồi, gụ, anh đào, óc chó, tần bì…

So sánh gỗ cứng, gỗ mềm ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ

Gỗ mềm là gì?

Ngược lại với gỗ cứng, gỗ mềm là loại cây hạt trần, sinh sản dựa vào tế bào nón, nhờ gió cuốn đi để phát tán. Cây gỗ mềm không có hoa, quả và thường là dạng cây lá kim như thông, tuyết tùng, linh sam, vân sam… Cây gỗ mềm không có những ống mạch dẫn nước mà thay bằng những tia tủy, dẫn đến việc không nhìn thấy những lỗ rỗng khi quan sát lát cắt ngang, do đó đường vân của gỗ mềm thường ít và không đẹp như gỗ cứng.

So sánh gỗ cứng và gỗ mềm

Do có bản chất và cấu trúc gỗ khác nhau, nên cây gỗ cứng và cây gỗ mềm cũng mang những ưu điểm và nhược điểm riêng khác nhau, có thể kể đến như:

 

Gỗ cứng

Gỗ mềm

Ưu điểm

Cấu trúc gỗ đặc, phức tạp nên thường có độ cứng và độ bền cao. Nổi bật về mặt thẩm mỹ với những đường vân gỗ tự nhiên, màu sắc sống động

Tốc độ phát triển nhanh, có mặt ở mọi nơi. Do đó sản phẩm làm từ gỗ mềm có giá hợp lý hơn. Ứng dụng của gỗ mềm rất linh hoạt, đa dạng. Dễ sản xuất và sử dụng rộng rãi.

Nhược điểm

Gỗ cứng phát triển chậm hơn, hơn nữa còn cần “đủ tuổi” mới có thể khai thác sử dụng nên thời gian chờ đợi từ lúc trồng tới lúc khai thác được khá lâu. Dẫn đến những sản phẩm từ gỗ cứng trên thị trường thường có giá khá cao. Ứng dụng của gỗ cứng không linh hoạt và phổ biến. Trong nội thất, gỗ cứng thường được sử dụng nhiều để làm sàn gỗ tự nhiên.

Độ bền thấp hơn gỗ cứng, tuy nhiên vẫn đủ để đảm bảo những nhu cầu thông thường. Màu sắc và đường vân gỗ mềm không được đẹp bằng gỗ cứng.

 

So sánh gỗ cứng, gỗ mềm ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ 1

Xếp hạng độ cứng của gỗ nhờ thang đo độ cứng Janka

Thang độ cứng Janka ra đời vào năm 1906, do Gabriel Janka phát minh. Người ta dùng thang đo này để xác định độ cứng của một tấm gỗ tự nhiên theo phương pháp xác định cụ thể như sau:

Chuẩn bị:

  • Một quả bóng thép đường kính 12,28mm
  • Một tấm gỗ kích thước 50x150cm, độ dày 6-8mm, đã được sấy khô đạt độ ẩm 12%.

Tiến hành ép quả bóng thép vào bề mặt gỗ dưới áp lực lớn 3000kg. Sau đó tính toán độ lõm của thanh gỗ, đối chiếu theo một bảng thông số có sẵn để xác định gỗ mềm hay gỗ cứng.

Mỗi một loại gỗ trong tự nhiên sẽ cho kết quả khác nhau về độ cứng. Tỉ lệ sai số dao động từ 5-10% khi test trên 2 tấm gỗ khác nhau thuộc cùng một loại gỗ.

Chỉ số Janka cho phép phân loại gỗ cứng, gỗ mềm, từ đó giúp lựa chọn loại gỗ phù hợp để ứng dụng trong công trình khác nhau. Cụ thể có thể kể đến như:

 

Gỗ cứng

Gỗ mềm

Các công trình cần độ bền cao, chịu tải trọng tốt. Ứng dụng để làm sàn gỗ tự nhiên, ván lạng, hoặc các chi tiết nội thất đòi hỏi sự sang trọng, thẩm mỹ cao. Ứng dụng trong đóng tàu.

Các loại ván như MDF, HDF, MFC, ván dăm, coffa...Ứng dụng làm sàn gỗ công nghiệp, cửa, vách ngăn và nhiều chi tiết nội thất khác

 

So sánh gỗ cứng, gỗ mềm ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ

Độ cứng của một số loài gỗ phổ biến theo Janka như sau:

Loại gỗ

Độ cứng

Thông lá mềm

660

Tếch

1000

Óc chó

1010

Sồi đỏ

1290

Sồi trắng

1360

Anh đào Malaccan

1900

Camaru đỏ

3640

Óc chó Brazil

368

 

Ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ

Do có cấu trúc đặc, thường cứng và nặng, khả năng chịu tải trọng cao nên gỗ cứng được sử dụng để sản xuất sàn tự nhiên. Mỗi loại gỗ lại mang những kiểu vân khác nhau và màu sắc đặc trưng riêng, do đó sàn tự nhiên có vẻ đẹp nguyên bản, chân thật, thường phù hợp với những không gian theo phong cách cổ điển, bán cổ điển, hay những công trình sang trọng và bề thế.

Một số loại sàn tự nhiên hay gặp như:

  • Sồi: Có màu từ nâu sáng, nâu vàng tới nâu đỏ, với những đường vân sồi hình elip đều đặn.
  • Tần bì: Có màu sáng hơn gỗ sồi, dao động từ nâu nhạt, vàng nhạt tới trắng. Đường vân gần giống với vân sồi.
  • Anh đào: Đường vân xoắn ốc, màu sắc của loại sàn gỗ này từ nâu ánh hồng nhạt tới nâu đỏ.
  • Óc chó tự nhiên: Thường có màu nâu vàng đậm, nâu chocolate với những đường vân bất quy tắc độc đáo, vân xoắn ốc đan xen với vân thẳng chạy dọc.

So sánh gỗ cứng, gỗ mềm ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ 2

Đối với sàn gỗ công nghiệp, người ta thường sử dụng những loại gỗ mềm như gỗ thông, gỗ keo được xay, cắt nhỏ thành các sợi gỗ. Các sợi gỗ này liên kết với nhau nhờ keo kết dính, sau đó được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để hình thành nên lớp cốt ván sàn.

Ngoài lớp cốt ván, sàn công nghiệp còn có lớp giấy lót cân bằng, lớp giấy melamine trang trí và lớp phủ bề mặt, đảm bảo cho sàn hạn chế trơn trượt, hạn chế xước và có tính thẩm mỹ cao.

Nhờ công nghệ in trên lớp giấy melamine mà sàn gỗ công nghiệp ngày nay có thể mô phỏng lại màu sắc, kiểu vân của những thớ gỗ tự nhiên, Một số loại sàn công nghiệp cao cấp còn có hiệu ứng trên bề mặt, tạo ra những đường sần, những rãnh nhỏ trê bề mặt, tái hiện lại cảm giác chân thật như khi chạm tay vào gỗ tự nhiên.

So sánh gỗ cứng, gỗ mềm ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ 3

Hiện nay cả sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên đều được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình nhà ở, văn phòng, quán café. Nếu bạn yêu vẻ đẹp chân thực, nguyên bản, hãy lựa chọn sàn tự nhiên. Còn nếu bạn là người theo chủ nghĩa hiện đại, đặc biệt thích những tông màu thời thượng không tìm thấy ở gỗ tự nhiên như màu ghi, hay yêu sự đa dạng trong mẫu mã cũng như màu sắc thì sàn công nghiệp là lựa chọn lý tưởng dành cho tổ ấm của bạn.

Tags: sàn gỗ
Cùng chuyên mục

Bình luận So sánh gỗ cứng, gỗ mềm & ứng dụng trong ngành hàng sàn gỗ

0bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02754 sec| 941.43 kb