Tổng hợp các loại sàn giả gỗ hiện có trên thị trường

08/12/2022
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sàn giả gỗ tăng mạnh. Có thể nói người tiêu dùng vẫn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng của hoạ tiết vân gỗ. Tuy nhiên, tính chất kị nước của gỗ lại khiến nhiều người tiêu dùng e ngại. Do đó, họ tìm đến các loại sàn giả gỗ như một biện pháp thay thế. Cùng Sàn Nhà Mình tìm hiểu các loại ván lát sàn giả gỗ hiện có trên thị trường trong bài viết dưới đây nhé.

Sàn giả gỗ là gì? Các loại sàn thường gặp?

Ván lát giả gỗ là tên gọi chung của những loại vật liệu lát sàn có bề mặt mô phỏng lại màu sắc, đường nét vân gỗ; song phần cốt ván lại không được cấu tạo từ gỗ thịt (như sàn gỗ tự nhiên) hay gỗ ép (như sàn gỗ công nghiệp), mà cấu tạo từ các vật liệu khác

Các loại ván lát giả gỗ hầu hết đều là vật liệu đa lớp. Trên thị trường phổ biến các loại ván sàn giả gỗ như sau:

  • Sàn gạch giả gỗ
  • Sàn nhựa giả gỗ dán keo (miếng dán giả gỗ)
  • Sàn nhựa giả gỗ hèm khoá
  • Sàn đá SPC giả gỗ (sàn nhựa hèm khoá SPC)

Hãy cùng Sàn Nhà Mình tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng loại ván sàn này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các loại sàn giả gỗ

Sàn gạch giả gỗ

Sàn gạch giả gỗ bản chất cũng được cấu tạo 4 lớp như sàn gạch men. Tuy nhiên khác ở lớp hoạ tiết. Loại vật liệu giả gỗ này được in hoạ tiết vân gỗ trên bề mặt, mô phỏng lại các loại gỗ trong tự nhiên như sồi, tần bì, bạch đàn…

So với các loại gạch men thông thường, sàn gạch giả gỗ có vẻ đẹp sang trọng và mới lạ hơn. Tuy nhiên, do cấu tạo không có gì khác biệt, nên sàn gạch giả gỗ cũng có các tính chất cơ lý như loại gạch men phổ biến. Một số ưu nhược điểm của loại vật liệu này có thể kể đến như sau:

Ưu điểm:

  • Mẫu mã phong phú, đa dạng hoạ tiết và màu sắc
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí hơn so với lát sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên hoặc sàn đá
  • Độ bền cao, khả năng chịu tải trọng tốt, khó bị nứt vỡ. Tuy nhiên, một khi đã nứt vỡ sẽ không thể sửa chữa mà phải thay mới toàn bộ.
  • An toàn cho sức khoẻ người sử dụng

Nhược điểm:

  • Về hiệu quả thẩm mỹ: Sàn gạch giả gỗ có thể mô phỏng lại bề mặt gỗ. Tuy nhiên hiệu ứng thẩm mỹ còn ở mức căn bản, không được sắc nét và sống động. So với các loại sàn gỗ công nghiệp hoặc các vật liệu giả gỗ khác, thì sàn gạch giả gỗ mang lại cảm giác kém chân thực hơn.
  • Không chống được nồm ẩm: Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ với cảnh sàn gạch men “đổ mồ hôi”, đọng nước trên bề mặt khi trời nồm ẩm. Điều này cũng khiến tăng khả năng trơn trượt, mang lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
  • Kém ổn định nhiệt: Sàn gạch giả gỗ sẽ khá lạnh vào mùa đông. Nếu dùng loại này bạn phải đi dép trong nhà.
  • Độ giãn nở cao: Đây là vật liệu có mức độ giãn nở khá cao. Rất dễ gặp hiện tượng sàn gạch bị phồng, vênh lên ở các khe ghép nối, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Kém linh hoạt: Sàn gạch được cố định bằng xi măng. Do đó khi hỏng sẽ phải thay mới hoàn toàn chứ không thể tháo lắp hay sửa chữa.

Tổng hợp các loại sàn giả gỗ hiện có trên thị trườngSàn gạch giả gỗ tuy giá rẻ nhưng thẩm mỹ kém tinh tế

Sàn nhựa giả gỗ dán keo

Sàn nhựa giả gỗ dán keo là loại vật liệu đang “nổi rầm rộ” trong thời gian gần đây nhờ vào đặc tính cơ động, dễ thi công và giá thành rẻ. Đây thực chất là các tấm nhựa PVC mỏng (với độ dày chỉ dưới 3mm) được in hình hoạ tiết vân gỗ trên bề mặt, sau đó cố định với mặt sàn bằng keo dán.

Hiện nay, nhiều người ưa thích sử dụng loại vật liệu này cho các căn phòng nhỏ hoặc phòng trọ giá rẻ. Tuy nhiên, đây cũng là chất liệu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chất độc hại.

Sàn nhựa giả gỗ dán keo có các ưu nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ, chỉ khoảng dưới 150k/m2 với nhiều mẫu mã khá phong phú
  • Gọn nhẹ, thuận tiện vận chuyển. Thi công rất dễ dàng, chỉ việc bóc miếng dán và dán cố định xuống mặt nền
  • Không bị mối mọt tấn công do không phải là gỗ

Nhược điểm:

  • Không chống được nước: Trái với suy nghĩ của nhiều người, sàn nhựa dán keo giả gỗ không chống được nước. Loại sàn này rất dễ bị bong tróc lớp keo hoặc bị nấm mốc khi sử dụng trong môi trường ẩm.
  • Không bền: Do được cấu tạo từ nhựa và khá mỏng (độ dày từ 2-3mm) nên loại vật liệu này có khả năng chịu lực kém. Chỉ nên lát ở những nơi không chịu nhiều ma sát và có mức độ đi lại thấp. Hạn chế tình trạng để vật nặng hoặc kéo lê đồ vật trên mặt sàn
  • Rất độc hại, không an toàn cho sức khoẻ người dùng do chứa một lượng lớn formaldehyde trong lớp keo dán. Formaldehyde nếu vượt ngưỡng an toàn có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến da, hệ hộ hấp, máu, thậm chí có thể gây ung thư.

Người tiêu dùng nên tỉnh táo khi chọn mua vật liệu lát sàn, tránh ham rẻ, chỉ nên chọn mua ván sàn tại các cơ sở uy tín. Tại Sàn Nhà Mình, mọi sản phẩm đều được kiểm tra nồng độ phát thải formaldehyde theo tiêu chuẩn châu Âu. Do đó, loại sàn nhựa dán keo giá rẻ này không được bày bán tại Sàn Nhà Mình vì nhiều lý do.

Tổng hợp các loại sàn giả gỗ hiện có trên thị trường 1Sàn nhựa dán keo rất độc hại, không an toàn cho sức khoẻ

Xem thêm: Tại sao không nên mua sàn nhựa giả gỗ giá rẻ?

Sàn nhựa hèm khoá giả gỗ

Cùng được cấu tạo từ nhựa PVC, tuy nhiên khác với loại trên, sàn nhựa hèm khoá giả gỗ không liên kết với nhau bằng keo dán, mà được khớp nối bằng hệ thống hèm khoá.

Tuỳ theo mức độ “xịn” của hèm khoá (có phải hèm khoá bản quyền không, hay hèm khoá tự gia công…) và mức độ “tinh khiết” của cốt nhựa (nhựa nguyên sinh hay nhựa tái chế) mà giá thành của loại sàn nhựa hèm khoá này cũng khác nhau.

Một số ưu nhược điểm của loại vật liệu này có thể kể đến như sau:

Ưu điểm:

  • Chống nước tốt, không bị mối mọt tấn công, không bị bong tróc lớp keo dán
  • Độ bền tương đối cao
  • Nhiều mẫu mã đa dạng
  • Nếu sử dụng hèm khoá bản quyền thì việc lắp đặt khá dễ dàng, đơn giản

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn loại sàn nhựa dán keo
  • Mỏng hơn sàn gỗ công nghiệp
  • Chỉ phù hợp với các không gian có mức độ đi lại thấp hoặc vừa phải

Tổng hợp các loại sàn giả gỗ hiện có trên thị trường 2Sàn nhựa PVC giả gỗ hèm khoá thích hợp với các không gian có mật độ đi lại không quá cao

Sàn đá SPC giả gỗ

Loại vật liệu này mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Sàn đá công nghệ SPC (hay còn có tên gọi khác là sàn nhựa SPC hoặc sàn nhựa hèm khoá SPC) là loại vật liệu hỗn hợp. Với cấu tạo 70% bột đá CaCO3, 30% là nhựa nguyên sinh PVC, loại sàn này vừa có tính chất cứng chắc của đá, vừa bền bỉ như nhựa.

Tuy cũng được liên kết với nhau bằng hệ thống hèm khoá, nhưng sàn SPC khác với loại sàn PVC thông thường ở chất liệu. Thành phần của sàn SPC được bổ sung thêm lượng lớn bột đá. Loại sàn này cũng thường sử dụng hèm khoá bản quyền, rất thuận tiện khi thi công lắp đặt.

Hiện Sàn Nhà Mình đang phân phối sàn SPC chất lượng tốt nhất trên thị trường từ thương hiệu Royal Crystal, với những ưu nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • Kháng nước 100%, không lo mối mọt xâm hại
  • Hèm khoá bản quyền thông minh. Dễ dàng lắp đặt, thay thế, sửa chữa.
  • Mẫu mã đa dạng với lớp bề mặt được in sắc nét, chân thực
  • Chống cháy lan, hạn chế bắt lửa theo tiêu chuẩn châu Âu B1
  • Hoàn toàn an toàn cho sức khoẻ. Không chứa formaldehyde và phthalate
  • Có lớp chống xước dày từ 0,3mm đến 0,5mm, tương đương tiêu chuẩn chống mài mòn đạt AC3 – AC4 theo tiêu chuẩn châu Âu
  • Có phủ lớp UV giúp ngăn chặn tình trạng bạc màu khi tiếp xúc với ánh nắng

Nhược điểm:

  • Không lắp đặt được ngoài trời
  • Giá thành cao tương đương như sàn gỗ công nghiệp
  • Mỏng hơn sàn gỗ công nghiệp (tổng độ dày từ 4mm đến 7mm) do đó đi lại cảm giác không được chắc chắn, êm ái như sàn gỗ công nghiệp

Tổng hợp các loại sàn giả gỗ hiện có trên thị trường 3Sàn đá SPC Sàn Nhà Mình có nhiều ưu điểm vượt trội và là loại vật liệu "xanh"

Xem thêm: Báo giá sàn đá công nghệ SPC mới nhất hiện nay

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của các loại vật liệu lát sàn giả gỗ hiện có trên thị trường, Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm thông tin để tham khảo và tìm cho mình loại vật liệu lát sàn ưng ý nhất.

Nếu cần tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với Sàn Nhà Mình qua hotline hoặc ghé thăm chúng tôi tại các showroom gần nhất.

Thông tin hệ thống cửa hàng Sàn Nhà Mình:

  • Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
  • Showroom Cát Linh: 30A Cát Linh, Hà Nội
  • Showroom An Trạch: 1 An Trạch, Hà Nội
  • Showroom Thanh Nhàn: 195B Thanh Nhàn, Hà Nội
  • Showroom Ecopark: 145A Thủy Nguyên, KĐT Ecopark, Hưng Yên
  • Facebook: Sàn Nhà Mình
  • Hotline : 1900 0339 

Tham khảo thêm:

 

Cùng chuyên mục

Bình luận Tổng hợp các loại sàn giả gỗ hiện có trên thị trường

0bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03970 sec| 949.422 kb