Sàn Nhà Mình và hướng đi thương mại lâm sản bền vững

03/02/2023
Tiêu dùng bền vững và kinh doanh có trách nhiệm không chỉ còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong thời đại mới.

Thế nào là phát triển bền vững?

Thế giới sau đại dịch đã chứng kiến nhiều sự thay đổi sâu sắc. Trong lĩnh vực kinh doanh - tiêu dùng, thói quen ưa chuộng sử dụng những sản phẩm nhanh gọn, tiện lợi, giá rẻ - vốn được đẩy lên cao trào trong kỉ nguyên thương mại điện tử, nay đã dần dịch chuyển sang xu hướng tiêu dùng bền vững.

Người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn khi đòi hỏi sản phẩm không những phải có chất lượng tốt, mà còn cần thân thiện với môi trường, không sử dụng các nguồn nguyên liệu độc hại và không phát thải các chất ô nhiễm trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.

Khái niệm “bền vững” được Liên Hợp Quốc đưa ra định nghĩa vào năm 1987, trong đó nêu rõ: Phát triển bền vững tức là đáp ứng được các yêu cầu của hiện tại, song không vì thế mà gây tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Tuy đã được định nghĩa và triển khai qua hàng loạt các chiến dịch toàn cầu của Liên Hợp Quốc trong hơn 30 năm, song khái niệm “sản xuất và tiêu dùng bền vững” thời kì trước đại dịch vẫn chưa nhận được sự quan tâm và ủng hộ đúng đắn, nhất là ở các quốc gia đang phát triển.

Sàn Nhà Mình và hướng đi thương mại lâm sản bền vững

Sản phẩm bền vững luôn an toàn cho sức khoẻ người sử dụng.

Thực trạng tại Việt Nam

Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và kinh tế của nước ta trong vòng 2 thập kỉ trở lại đây đã gây ra một số tác động tiêu cực đến cân bằng sinh thái.

Phát triển được chú trọng về “lượng” chứ không về “chất”, gây tiêu hao năng lượng và ô nhiễm môi trường. Thói quen tiêu dùng của người dân bị ảnh hưởng nhiều bởi tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội, đa phần chỉ chú trọng vào giá cả khi mua sắm. Khái niệm “tiêu dùng bền vững” lần đầu tiên được nhắc đến trong chiến lược cấp quốc gia vào năm 2012. Song các chiến dịch về tiêu dùng bền vững vẫn diễn ra đơn lẻ, không gây được nhiều tiếng vang hay có tác động mạnh mẽ đến nhóm khách hàng đại chúng.

Việt Nam chỉ thực sự có được “cú hích” lớn trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng kể từ sau đại dịch Covid-19, cùng với sự dịch chuyển tiêu dùng chung trên phạm vi toàn thế giới. Những mặt hàng tiêu dùng nhanh, không có khả năng tái chế đã không còn được ưa chuộng.

Năm 2021, một khảo sát của Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc IBM cho thấy: 62% người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen mua hàng để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Đây là một động thái tích cực, báo hiệu người tiêu dùng ngày càng thông thái và có trách nhiệm, cũng là lúc các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng cho tiến trình xanh trong tương lai.

Sàn Nhà Mình và hướng đi thương mại lâm sản bền vững 1

Người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm bền vững và có khả năng tái chế.

Hướng đi thương mại lâm sản bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương mại lâm sản bền vững là một cột trụ quan trọng của phát triển sản xuất - tiêu thụ bền vững, bên cạnh các nhóm ngành công nghiệp khai thác - chế biến và sản xuất tiêu dùng khác. Đây không chỉ là quản lý, khai thác rừng trồng có trách nhiệm, bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn bao gồm sản xuất “xanh”, tạo ra các sản phẩm lâm sản “sạch”, không chứa chất độc hại và an toàn cho sức khoẻ người sử dụng

Tuy phát triển “xanh” là yêu cầu cấp thiết, song trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh lâm sản tại Việt Nam cũng gặp không ít thách thức, chủ yếu đến từ việc thiếu các khoản đầu tư để chuyển đổi mô hình.

Tháng 12/2022, Hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình - một trong những doanh nghiệp kinh doanh ván sàn đi đầu trong tiến trình chuyển đổi “xanh” - đã tham gia vào dự án Phát triển thương mại lâm sản bền vững do Cơ quan điều phối các hoạt động về môi trường của Liên Hợp Quốc UNEP, Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF và tổ chức Bridge for Billions cùng hợp tác tổ chức. Dự án này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lâm sản tại Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh bền vững, tạo ra các giá trị tích cực cho môi trường và thúc đẩy thương mại lâm sản có trách nhiệm.

Sàn Nhà Mình và hướng đi thương mại lâm sản bền vững 2

Nhà máy ván sàn đạt chuẩn ISO, hạn chế phát tán khói bụi ra môi trường.

Với định vị là Hệ thống siêu thị ván sàn dành cho gia đình Việt, Sàn Nhà Mình tự hào mang lại các giá trị “xanh” cho người tiêu dùng Việt Nam, nhằm bảo vệ sức khoẻ người dùng và giữ gìn hệ sinh thái rừng thông qua các yếu tố:

  • Tất cả các sản phẩm đều được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu.
  • Sử dụng vật liệu xanh và bền vững, trong đó có các loại vật liệu thế hệ mới.
  • Tư vấn trung thực cho người dùng về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Hướng tới sử dụng vật liệu không phát thải formaldehyde.
  • Hệ thống nhà máy của các đối tác đạt tiêu chuẩn ISO, hạn chế phát tán khói bụi ra môi trường, ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất

Thông qua dự án phát triển thương mại lâm sản bền vững, đại diện Sàn Nhà Mình cho biết: Đơn vị này hy vọng sẽ có những bước tiến dài trong việc ứng dụng mô hình kinh doanh có trách nhiệm, nhằm tiếp tục mang lại cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng, xây dựng cuộc sống tiện nghi, góp phần vào bảo vệ cộng đồng và môi trường sống xung quanh. Đồng thời cũng mở ra một hướng đi mới cho các doanh nghiệp kinh doanh lâm sản tại Việt Nam để có thể tự tin vượt qua thách thức, ứng dụng chuyển đổi xanh và sẵn sàng cho một hành trình bền vững.

Hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình có địa chỉ tại:

  • Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Showroom An Trạch: 1 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
  • Showroom Thanh Nhàn: 195B Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Showroom Văn Giang: 391 TT Văn Giang, Hưng Yên
  • Hotline: 1900 0339
  • Website: sannhaminh.com

Nguồn: VnEconomy

Tags: Báo chí

Bình luận Sàn Nhà Mình và hướng đi thương mại lâm sản bền vững

0bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.05136 sec| 904.586 kb