Sàn gỗ MDF có bị phồng khi trời nồm?
Sàn gỗ MDF là gì?
Cấu tạo sàn gỗ MDF
MDF là một thuật ngữ trong ngành gỗ, dùng để chỉ những tấm ván sợi có mật độ trung bình (Medium Density Fiberboard). Tỷ trọng (hay mật độ sợi gỗ có trong những tấm ván loại này) thường ở mức 600 kg/m3 đến dưới 800 kg/m3.
Để tạo ra tấm ván gỗ công nghiệp, người ta sẽ xay nhỏ cành cây, thân cây nhỏ thành dạng bột gỗ; sau đó trộn với keo kết dính và các chất phụ gia khác; đem ép dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành tấm ván.
Tấm ván này sau đó lại đước ép cùng với lớp giấy cân bằng, lớp giấy melamine trang trí và lớp phủ bảo vệ. Sau đó được cho qua máy cắt và máy tạo hèm để hình thành tấm ván sàn với kích thước và hèm khóa hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất ván gỗ MDF
Sàn gỗ MDF có bền không?
Trên thực tế, ván gỗ MDF (ván sợi mật độ trung bình) thường được ứng dụng để làm các chi tiết nội thất như bàn, ghế, cánh tủ… Với sàn gỗ, do đặc thù của việc lát sàn, ván gỗ cần phải đảm bảo khả năng chịu lực và chịu ẩm lớn hơn so với các chi tiết nội thất thông thường. Vậy nên người ta thường dùng ván gỗ HDF để làm sàn thay cho ván MDF.
HDF là ván sợi có mật độ cao. Tỷ trọng của loại ván này thường ở mức trên 800kg/m3. Do cải thiện đáng kể về tỷ trọng, nên ván HDF sẽ nặng hơn, khả năng chịu lực và chịu ẩm đều tốt hơn so với MDF.
Tuy 02 loại ván này có bản chất và cấu tạo giống nhau, chỉ khá nhau ở tỷ trọng, song chính từ đó lại dẫn đến sự chênh lệch trong các đặc tính cơ lý. Hiện nay, các loại sàn gỗ công nghiệp chất lượng đều sử dụng HDF để làm cốt ván. Sàn gỗ MDF là loại sàn có chất lượng kém hơn, không đủ tiêu chuẩn để làm vật liệu lát sàn. Do đó bạn nên lưu ý thông tin này trước khi chọn mua sàn gỗ nhé.
Ván HDF thường dùng làm ván sàn nhờ các đặc tính cơ lý tốt hơn MDF
Hiện nay, Sàn Nhà Mình đang phân phối các loại sàn gỗ HDF tỷ trọng cao, từ 850 kg/m3 (đối với BALLAD) và trên 900 kg/m3 (đối với VASACO, Dongwha…) Đối với phân khúc phổ thông, tỷ trọng của sàn BALLAD cao hơn khoảng 10% so với các loại sàn cùng tầm giá, cải thiện đáng kể khả năng chịu lực và chịu ẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các loại vật liệu lát sàn và ưu nhược điểm
Sàn gỗ MDF có bị phồng khi trời nồm?
Như đã phân tích ở trên, sàn gỗ MDF là những loại sàn kém chất lượng, không đảm bảo khi sử dụng. Nếu chọn mua loại sàn này, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều hư hỏng phát sinh khi thời tiết nồm ẩm. Ví dụ như sàn phồng rộp, trương nở, cong vênh, bong tróc để lộ lớp cốt gỗ… Bên cạnh đó, tỷ trọng thấp dẫn đến khả năng chịu lực kém, mặt sàn có thể bị hư hỏng, nứt gãy sau một thời gian sử dụng.
Đối với các loại sàn gỗ HDF, bạn nên lưu ý thêm đến thông số độ trương nở sau 24h ngâm nước của tấm ván. Đây là thông số cho biết khả năng chịu ẩm và mức độ biến dạng khi gặp môi trường có độ ẩm cao của sàn gỗ. Đối với các khu vực thông thường, bạn có thể lựa chọn loại sàn có độ trương nở dưới 12%. Riêng với những khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, tầng trệt, các khu vực trên địa hình ẩm thấp thì bạn nên lựa chọn những loại sàn có độ trương nở dưới 8% để đảm bảo khả năng sử dụng tối ưu nhé.
Nên chọn các loại sàn có độ trương nở thấp để đảm bảo khả năng chịu ẩm tốt khi trời nồm
Độ trương nở sau 24h ngâm nước càng thấp, tấm ván càng ít bị trương nở, phồng rộp, cong vênh hay biến dạng khi gặp ẩm. Các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp như VASACO, Dongwha có độ trương nở thấp (thường dưới 8%)
Xem thêm: Bí kíp khắc phục sàn nhà bị nồm
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi sàn gỗ MDF có bị phồng khi trời nồm. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Sàn Nhà Mình hoặc ghé thăm showroom gần nhất.
Thông tin hệ thống siêu thị Sàn Nhà Mình
- Website: sannhaminh.com
- Facebook: Sàn Nhà Mình
- Showroom Lê Văn Lương: Tầng 20, 63 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Showroom Văn Giang: 391 TT Văn Giang, Hưng Yên
Xem thêm:
Bình luận Sàn gỗ MDF có bị phồng khi trời nồm?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm